Virus Covid-19 đang khiến kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, thị trường chứng khoán toàn cầu đi xuống. IMF dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2020 sẽ bị sụt giảm 2.9% so với năm trước. Trước tình trạng dịch bệnh ngày càng lây lan và phát triển tại Việt Nam đặc biệt ở các thành phố lớn nơi chủ chốt của nền kinh tế trong nước, thì dự báo cho nền kinh tế nội địa là một con số u ám dài hạn.Vậy cụ thể dịch corona ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống và kinh tế Việt Nam? Chúng ta cùng đi sâu vào phân tích dưới đây
Thói quen sống của người dân bị thay đổi xáo trộn, mọi người gia tăng tiết kiệm chi phí.
Theo nghiên cứu từ Nielsen về mức độ ảnh hưởng của Covid-19 đến người dân Việt Nam cho thấy: Số người lo sợ và cẩn thận tuân thủ các biện pháp phòng tránh dịch bệnh chiếm tới 95%.
Điều đó ảnh hưởng đến sự an toàn của chính họ trong hoạt động thường ngày, giao lưu, đi lại. Dẫn đến 60% số người sẽ quyết định thay đổi hoạt động giải trí, 70% quyết định hạn chế di chuyển và du lịch, đặc biệt thói quen ăn nhà hàng, quán ăn suy giảm đáng kể. Họ lựa chọn các sản phẩm khô, tích trữ được như: Thực phẩm đóng gói, mì ăn liền, thực phẩm đông lạnh và tự nấu ở nhà nhiều hơn.
Các công cy cũng thay đổi thói quen làm việc từ trực tiếp chuyển sang làm việc trực tuyến nhiều hơn. Do đó, thói quen người dân cũng thay đổi theo, họ hạn chế đến nơi đông người như nhà hàng, siêu thị thay vào đó là dọn dẹp nhà cửa, giảnh thời gian bên con cái và xử lí công việc ở nhà. Một số rơi vào tình trạng thất nghiệp do công ty thực hiện cắt giảm nhân sự. Các công việc freelancer và công tác viên trực tuyến tăng cao. Thu nhập giảm sút khiến nhiều người gia tăng tiết kiệm chi tiêu.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của covid-19 đến người Việt Nam (Nguồn: Nielsen)
Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng trầm trọng ở tất cả các ngành doanh thu chủ lực đều đi xuống
Theo khảo sát gần đây của ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thì trên 1200 doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp từ Covid-19, Nếu tình trạng dịch bệnh còn kéo dài 6 tháng thì 74% danh nghiệp có thể sẽ bị phá sản.
Nguyên nhân chính là do lượng tiền chi cho: nhân sự, vay ngân hàng, thuê mặt bằng,…vẫn phải thực hiện nhưng nguồn lợi nhuận thu về thì hầu như không có. Hiện 60% doanh nghiệp bị giảm tới 50% doanh thu.
Ngành hàng không mất trắng trên 1 tỷ USD
Dịch bệnh diễn ra khiến cho giao thương đi lại giữa các quốc gia bị thắt chặt. Từ ngày 26/02 tất cả các hàng hàng không đã dừng các chuyến bay đến Trung Quốc, mất 26.1% khối lượng vận chuyển quốc tế. Bên cạnh đó, các chuyến bay đến Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan bị cắt giảm lần lượt: 92%, 41%, 34%. VietNam Airlines là hãng hàng không duy nhất có đường bay đến Châu Âu đã thông báo dừng 14 chuyến bay mỗi tuần từ Việt Nam đến châu lục này. Theo thống kê từ bộ Giao Thông Vận Tải dịch bệnh đã gây thiệt hại hơn 1.26 tỷ USD cho ngành hàng không.
Hạn chế chuyến bay do dịch Covid-19 (Nguồn: Internet)
Ngành du lịch bị thiệt hại nặng nề
Theo tổng cục thống kê (GSO) trong tháng 2 số lượt khách du lịch đến Việt Nam giảm 21.8% so với năm 2019. Trong đó, chủ yếu đến từ lượng khách du lịch Trung Quốc chiếm tới 32% tổng số khách du lịch.
Nhiều khách sạn lớn của Vingroup đã phải tạm dừng hoạt động như: Vinpearl resort & Spa Hội An, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc.
Nhiều địa điểm du lịch đóng cửa như: Cù Lao Chàm, Lý Sơn. Đà Nẵng một trong những địa điểm du lịch hàng đầu Việt Nam giảm 31.2% lượng khách trong và ngoài nước.
Tổng cục du lịch ước tính thiệt hại ngành có thể lên tới 5.9-7 tỷ USD.
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam sụt giảm (Nguồn: Internet)
Sản xuất, chế biến, nguyên liệu xuất, nhập khẩu rơi vào hố đen
Các nhà máy sản xuất may mặc, xây dựng, giầy da, điện tử đang bị thiếu nguồn nguyên liệu nghiêm trọng do phần lớn chúng đều nhập từ các nhà máy Trung Quốc. Ngoài ra các thị trường thay thế như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng rơi vào bế tắc do dịch bùng phát diện rộng.
Không chỉ đầu vào mà đầu ra các doanh nghiệp cũng đang không còn lối thoát. Nhiều hộ kinh doanh vừa và nhỏ các mặt hàng nông nghiệp thủy sản như: Thăng Long, Dưa Hấu, Tôm hùm, sầu riêng, xoài,… Khi thị trường chính là Trung Quốc đang thực hiện nghiêm ngặt kiểm soát biên giới đã rơi vào phá sản, nợ nần. Theo thống kê mới nhất của tổng cục Hải Quan trong tháng 2 tổng doanh thu từ thuế xuất nhập khẩu ước tính là 2.17 tỷ USD, giảm 8% so với năm 2019.
Nhiều nông sản bị hạn chế xuất khẩu
Nguy cơ khủng hoảng rơi lan trên diện rộng
Ngoài các ngành kinh tế chính bị knock-out thì các ngành trong tất cả các lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khiến cho hơn 1000 người rơi vào tình cảnh thất nghiệp.
Ngành giáo dục rơi vào định truệ trong thời gian dài đóng cửa. Rất nhiều trường học chuyển đổi dạy học trực tuyến qua học Online để đảm bảo sức khỏe cho các em học sinh. Tuy nhiên, nhà trường vẫn phải chịu các khoản phí mặt bằng, lương giáo viên. Trước nguy cơ 90% cơ sở giáo dục công lập có thể bị phá sản, ngày 3/03, 150 cơ sở đã gửi công văn khẩn cho Thủ Tướng yêu cầu hỗ trợ.
Học trực tuyến thay vì tới trường trong mùa dịch covid
Giai pháp cấp bách từ chính phủ
Đáp ứng yêu cầu cấp thiết của tình hình hiện tại, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề xuất của bộ Tài Chính nhằm tháo gỡ khó khăn sản xuất, kinh tế bằng việc giảm các lệ phí, thuế phí. Ngày 4/03 chính phủ đưa ra gói tín dụng 255000 tỷ đồng và hỗ trợ thuế 30000 tỷ đồng để hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Trong tương lai gần, sở công thương sẽ hợp tác với bộ công thương trên toàn thế giới để tìm nguồn nguyên liệu mới cho sản xuất.
Tóm lại: Ngoài những khó khăn đang diễn ra từ tác động của dịch virus Corona thì chúng ta sẽ học được nhiều bài học lớn trong quá trình hoạt động, phát triển nền kinh tế. Thay vì quá phụ thuộc vào Trung Quốc hay những kiểu kinh doanh chớp nhoáng thì chúng ta cần mở rộng thị trường và chính sách lâu dài, quản trị rủi ro tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm: